Sau khi mua lại công ty tài chính Việt Société Générale
Sau khi mua lại công ty tài chính Việt Société Générale
Câu chuyện bán vốn ở MB lại khiến người ta liên tưởng đến trường hợp của HDBank. Sau khi mua lại công ty tài chính Việt Société Générale (SGVF), một trong những công ty tài chính nước ngoài lớn nhất Việt Nam thuộc tập đoàn tài chính Société Générale của Pháp hồi năm 2013, HDBank đứng ra vận hành công ty này dưới tên gọi HDFinance trong một thời gian ngắn, rồi sau đó đến đầu quý 2/2015, ngân hàng bất ngờ tuyên bố bán 49% vốn HDFinance cho đối tác Credit Saison của Nhật. Sau khi bán, HDBank và đối tác Nhật cũng lập thành công ty liên doanh mới với tên gọi mới là Công ty tài chính TNHH HD Saison và đang khẳng định vị thế khá vững chắc trong mảng tín dụng tiêu dùng hiện nay.
Sau thông tin từ MB, ngân hàng SHB mới đây cũng để ngỏ khả năng về việc bán 49% vốn công ty tài chính cho đối tác nước ngoài dù rằng ngân hàng này cũng vừa mới được chấp thuận nhận sáp nhập công ty tài chính VVF cùng kế hoạch mở công ty tài chính tiêu dùng.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB đã tiết lộ rằng, từ khi SHB triển khai các bước nhận sáp nhập VVF đã có nhiều tổ chức tài chính nước ngoài liên hệ và ngỏ ý muốn tham gia góp vốn vào công ty tài chính tiêu dùng, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ xem xét có đối tác phù hợp thì sẽ hợp tác
Có đáng lo ngại?
Sự việc các ngân hàng bán vốn công ty tài chính cho nước ngoài đã khiến nhiều người bày tỏ quan ngại, thị trường tài chính tiêu dùng dần dần sẽ rơi hết vào các công ty nước ngoài, và rằng ngân hàng nội chỉ tính đến “ăn xổi ở thì”, chỉ tính phần lợi nhuận trước mắt sau khi huy động được vốn chứ không tính việc làm ăn lâu dài.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn quan sát, giới chuyên gia cho rằng việc các ngân hàng lập công ty tài chính để cạnh tranh trên thị trường sẽ không dễ dàng gì, nhất là thời gian tới nền kinh tế còn hội nhập sâu hơn. Do đó, tìm đến đối tác nước ngoài là một bước đi đầy chiến lược vì khi ấy các công ty sẽ tận dụng được kinh nghiệm triển khai, năng lực quản trị, hệ thống kênh phân phối của các tổ chức này để đảm bảo công ty tài chính có một vị thế, thị phần đáng kể trên thị trường.
Điều quan trọng, theo các chuyên gia, không phải là bán vốn cho nước ngoài hay trong nước mà là tìm được đối tác hay. Chẳng hạn như HDBank và MB cho thấy, họ đều lựa chọn rất kỹ lưỡng. Trong đó Credit Saison là tổ chức phát hành thẻ tín dụng lớn nhất Nhật Bản, có mối quan hệ mật thiết với ngành tiêu dùng nước này như các trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàng, đồng thời chú trọng đến các lĩnh vực cho thuê, bảo lãnh tín dụng. Còn Shinsei Bank cũng có hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, đang quản lý 1 công ty con về cho vay tiêu dùng có thị phần lớn thứ 3 ở thị trường Nhật.
Chủ đề cùng chuyên mục:
đáo hạn ngân hàng là sao
ngân hàng cho vay lãi suất thấp nhất
vay von kinh doanh ho gia dinh
vay tiền nhanh 2h chỉ trong 30 phút quý khách nhận ngay tiền mặt không phải chờ đợi lâu. Thủ tục đơn giản, nhanh gọn lẹ. Không rườm rà cầu kỳ như đi vay ngân hàng đâu ạ!
Trả lờiXóa