Xác định mục tiêu: Hãy viết ra mục tiêu của mình - cái mà bạn muốn đạt được khi đầu tư vào bất động sản. Chia mục tiêu thành nhiều giai đoạn.
Xác định khả năng tài chính và xây dựng chiến lược: Hãy tìm sự giúp đỡ của cố vấn tài chính hoặc chuyên viên tư vấn để bạn nắm rõ khả năng tài chính của mình. Nếu bạn không đủ khả năng để thanh toán các khoản tối thiểu hoặc các khoản phí khác, hãy tiết kiệm tối đa cho đến khi bạn bắt đầu đầu tư.
Xây dựng đội ngũ hỗ trợ: Ngoài chuyên gia đầu tư bất động sản và cố vấn tài chính/chuyên viên ngân hàng, kế toán và luật sư cũng rất quan trọng trên con đường đầu tư của bạn.
Mua những dự án có chiến lược và phù hợp với mục tiêu: Nên mua tài sản với mức giá thấp hơn giá thị trường để giảm thiểu rủi ro.
Mua tài sản ở những khu vực có tiềm năng phát triển mạnh (khu vực gần trung tâm, nơi có cơ sở hạ tầng mới và phù hợp với nhu cầu thuê).
Trường hợp mua tài sản đang phải thế chấp, người bán tài sản đó phải chứng minh được dòng tiền của họ khả năng thanh toán. Hãy chắc chắn rằng bạn không bị vướng vào khoản nợ của họ.\
Cẩn thận với “lãi suất ưu đãi vay đáo hạn”
Thường trong hợp đồng lãi suất ngân hàng cho vay chỉ ở cố định mức 5%. Được mức thấp như thế này thì nhiều phần không phải do ngân hàng giảm xuống mà chủ yếu do chủ đầu tư hỗ trợ người mua còn bản chất thì khó có ở mức này.
Sau khi hết thời hạn hỗ trợ, lãi suất ngân hàng sẽ trả về theo đúng lãi suất thương mại. Về điểm này trong hợp đồng thường không ghi cụ thể là bao nhiêu.
“Cụ thể, người đầu tư vay lãi suất chỉ 8%, nhưng thực chất 8% đó chỉ là hỗ trợ giai đoạn đầu trong khi đó chủ đầu tư lại đang giảm giá họ làm như vậy để cho thấy sự hấp dẫn, đánh vào tâm lý muốn mua nhà đầu tư BĐS của nhiều người.
Vì vậy, không nên nhìn thấy lãi suất thấp đã vội vàng vay để đầu tư mà nên tìm hiểu kỹ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét