
Ngoài 2 ngân hàng trên, nhiều NHTM khác cũng xác định nhiệm vụ tự thân đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Cụ thể, SCB đã xử lý, thu hồi được hơn 3.000 tỷ đồng nợ xấu, giảm đáng kể tổng nợ mà ngân hàng này đã bán cho VAMC từ mức 17.000 tỷ đồng xuống còn 14.000 tỷ đồng cuối năm 2016. Hay ngân hàng OCB cũng dự định làm sạch danh mục nợ xấu bán cho VAMC trong năm 2017 và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 1%.
Tiện ích vay vốn đáo hạn ngân hàng
Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách mạnh mẽ trong năm nay. Trong đó, nguyên nhân chính phải kể đến là một số ngân hàng đã giảm được tỷ lệ nợ xấu nội bảng, hoạt động kinh doanh ghi nhận lợi nhuận tốt hơn trong năm 2016 và kế hoạch lợi nhuận tăng cao hơn trong năm 2017, gíup trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản nợ xấu. Thị trường bất động sản đang ấm dần lên ở nhiều phân khúc kể từ năm 2015 cho đến nay cũng là một nguyên nhân, đặc biệt là phân khúc đất nền không chỉ trong khu vực nội thành mà còn ở các tỉnh xung quanh TP.HCM, Hà Nội… tạo cơ hội tốt trong việc xử lý tài sản đảm bảo bằng bất động sản- đây là tài sản thế chấp cho phần lớn các khoản nợ xấu tại các ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng có đủ tiềm lực để quay trở lại mua khoản nợ xấu đã bán cho VAMC và đây là một tín hiệu đáng mừng đối với quá trình xử lý nợ của hệ thống ngân hàng.Tính đến thời điểm giữa tháng 3/2017, sau 3 năm rưỡi hoạt động, VAMC đã mua tổng cộng được 25.631 khoản nợ xấu tại 42 tổ chức tín dụng tại Việt Nam, với tổng dư nợ gốc 282.124 tỷ đồng, giá mua nợ là 245.672 tỷ đồng, thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. Tuy nhiên, VAMC chỉ mới thu hồi nợ được 50.165 tỷ đồng bằng nhiều hình thức bán nợ, bán tài sản bảo đảm, đạt tỷ lệ 17,6% so với tổng dư nợ gốc và dự kiến trong 4 năm tới sẽ xử lý thêm được 150.000 tỷ đồng nợ xấu.
Việc chậm thu hồi nợ xấu từ VAMC xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản như: việc bỏ quyền thu giữ tài sản đảm bảo trong Bộ luật dân sự 2015, VAMC không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013, VAMC không có quyền xử lý tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm bị kê biên của bên phải thi hành án đang thế chấp/cầm cố tại ngân hàng đảm bảo cho khoản vay theo Luật thi hành án dân sự 2008… Cho nên, đây được xem là các số liệu khá khiêm tốn so với sự kỳ vọng của các ngân hàng khi bán nợ cho công ty này. Hơn nữa, tuy đã bán nợ cho VAMC, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục trích lập dự phòng ở mức 20% đối với mệnh giá trái phiếu trong vòng 5 năm (chỉ trừ vài trường hợp đặc biệt là được trích lập dự phòng ở mức 10%). Do đó, các ngân hàng nên nỗ lực tăng cường để tự xử lý các khoản nợ xấu của mình trong thời gian tới vẫn được xem là giải pháp tối ưu hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét