vay vốn đáo hạn ngân hàng
Nghị quyết xử lý nợ xấu
Một số điểm nổi bật, có khả năng tác động lớn tới thị trường và tiến trình xử lý nợ xấu của bản nghị quyết cuối cùng như sau:
Thứ nhất, tại điều 3 về nguyên tắc xử lý nợ xấu, nghị quyết xác định rõ “không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu”. Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Phạm vi nợ xấu xử lý sẽ là toàn bộ nợ xấu ngân hàng, không kể nợ xấu thuộc TCTD yếu kém hay không. Nợ xấu quy định tại nghị quyết là khoản nợ hình thành trước ngày 15-8-2017. Như vậy, nghị quyết không đáp ứng mong muốn của một số đại biểu Quốc hội về việc áp dụng cho cả các khoản nợ xấu phát sinh sau ngày nghị quyết có hiệu lực, miễn là trong thời hạn nghị quyết có hiệu lực.
Thứ hai, hàng loạt cơ chế mới sẽ được áp dụng cho ngân hàng, TCTD theo nghị quyết này, bao gồm quyền thu giữ tài sản đảm bảo (TSĐB); áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp liên quan đến TSĐB; cho phép tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh, mua bán nợ được mua nợ xấu; cho phép mua bán nợ theo giá thị trường, có thể cao, thấp hơn giá trị ghi sổ và phân bổ lãi dự thu, chênh lệch lỗ khi bán khoản nợ xấu của TCTD.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có khả năng duy trì xu hướng tích cực khi những chuyển biến về xử lý nợ xấu nhờ Nghị quyết trên thực sự diễn ra trong thực tế. Cụ thể, nghị quyết khẳng định quyền thu giữ TSĐB của TCTD. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng TSĐB của khoản nợ xấu của TCTD mà không yêu cầu văn bản xác nhận bên bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ thuế liên quan đến chuyển nhượng TSBĐ. Điều này được kỳ vọng sẽ giải quyết vướng mắc lớn nhất trong quá trình thu giữ TSĐB của TCTD cũng như giúp các ngân hàng xử lý TSBĐ nhanh hơn, với giá bán cao hơn.
Lúc nào cần vay vốn đáo hạnngân hàng
Đồng thời, nghị quyết cũng cho phép bên mua các khoản nợ có nguồn gốc từ nợ xấu của TCTD có quyền nhận thế chấp, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là TSĐB của khoản nợ đã mua, qua đó gỡ được các vướng mắc liên quan đến các khoản nợ có TSBĐ là quyền sử dụng đất đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và các bên mua nợ khác. Việc được áp dụng các thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ cũng sẽ giúp rút ngắn trình tự giải quyết các vụ án dân sự.Lợi ích vay vốn đáo hạnngân hàng
Một điểm rất quan trọng khác là nghị quyết cho phép mua bán nợ xấu, TSĐB của khoản nợ xấu theo giá trị thị trường và mở rộng đối tượng tham gia thị trường mua bán nợ xấu, gồm cả các pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Như vậy là ngoài VAMC, nguồn lực để xử lý nợ xấu được huy động từ toàn xã hội, miễn là có nguồn lực thật. Muốn bán được nợ nhanh thì giá bán phải hấp dẫn. Thời gian cũng là một loại chi phí cơ hội. Nếu cứ nấn ná buộc phải bán giá trị nợ xấu đúng bằng giá trị sổ sách thì sẽ rất khó tìm kiếm người mua.Thực tế nợ các ngân hàng bán cho VAMC nhưng chủ yếu chỉ để “cất kho” trong suốt năm năm qua có một phần nguyên nhân bởi thực tế trên. Việc Nghị quyết cho phép mua bán nợ xấu và TSĐB theo giá thị trường được coi là bước tiến lớn trong việc thay đổi tư duy xử lý nợ. Tuy vậy, sẽ là quá lạc quan nếu cho rằng một thị trường mua bán nợ sẽ được hình thành đầy đủ và hoạt động sôi động ngay sau đây. Sẽ cần thêm các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn vấn đề này để những người thực thi cởi bỏ hoàn toàn tâm lý e ngại rủi ro pháp lý khi tiến hành bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách. Ngoài ra, định giá các khoản nợ xấu sao cho minh bạch, đúng giá trị thị trường để không dẫn đến hiện tượng tiêu cực, bị trục lợi trong khi bán cũng là một vấn đề. Thực tế là Việt Nam vẫn đang thiếu các cơ quan định giá và định mức tín nhiệm một cách khách quan, chuyên nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét