Quan hệ cho vay đáo hạn có sự tham gia của hai chủ thể ngân hàng và khách hàng, mối quan hệ này được đặt trong sự vận động chung của nền kinh tế xã hội. Vì thế sẽ thật phiến diện khi xem xét chất lượng cho vay của ngân hàng chỉ từ góc độ của ngân hàng hay khách hàng. Việc xem xét chất lượng cho vay phải có sự đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: từ phía ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
– Xét từ góc độ ngân hàng thì chất lượng cho vay giải chấp đáo hạn thể hiện ở mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động này mang lại. Khi cho vay, điều mà ngân hàng quan tâm là khoản vay đó phải được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
– Xét từ góc độ khách hàng
Một khoản tín dụng được khách hàng đánh giá là tốt khi nó thoả mãn được nhu cầu của họ. Mức độ thoả mãn của khách hàng thể hiện ở chỗ khoản tín dụng đó được cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của họ với lãi suất, kỳ hạn, phương thức giải ngân, thu nợ hợp lý, các thủ tục vay vốn đáo hạn ngân hàng được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
– Xét từ góc độ nền kinh tế – xã hội
Chất lượng cho vay là khả năng đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực mà khoản tín dụng ngân hàng tham gia hoạt động .
Chất lượng các khoản tín dụng tốt đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm cung ứng với chất lượng tốt và giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần cho xuất khẩu và có sức cạnh tranh trên thị trường góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ngoài ra nó còn thể hiện tính an toàn cao của hoạt động ngân hàng, nâng cao khả năng thanh toán, chi trả và hạn chế được rủi ro.
Như vậy chất lượng tín dụng cao là thoả mãn được đồng thời cả ba mục tiêu của ngân hàng, của khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Trong khi ba mục tiêu này lại có mặt mâu thuẫn với nhau: ngân hàng muốn đạt được lợi nhuận cao nhất từ các khoản vốn vay đáo hạn vì thế họ muốn khoản tín dụng đó có lãi suất cao mà lại được hoàn trả gốc và lãi đúng hạn; còn với khách hàng tiền lãi là một khoản chi phí, muốn đạt lợi nhuận cao họ phải tối thiểu hoá chi phí, nên họ mong muốn có được khoản vốn vay với mức lãi suất thấp; mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi hoạt động tín dụng của ngân hàng phải giải quyết được công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế công cộng, bảo vệ môi trường hướng tới việc phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững. Vì thế hoạt động tín dụng tốt là phải dung hoà được lợi ích của ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế – xã hội, có như vậy ngân hàng mới hoạt động và phát triển bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét