Các giao dịch rút tiền, chuyển khoản trên máy ATM của NH thương mại khác trước đây miễn phí, nay cũng bắt đầu thu 1.100-3.300 đồng/giao dịch rút tiền nội, ngoại mạng.
Nên tìm hiểu kỹ các loại phí
Chủ thẻ tín dụng của nhiều NH thương mại cũng phản ánh phải trả nhiều loại phí với mức phí khá cao. Là người thường xuyên đi nước ngoài nên chị Ngọc Châu (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) mở thẻ tín dụng của NH Citibank, chi nhánh tại Việt Nam. Mỗi lần đi công tác hoặc du lịch, chị thường đặt vé máy bay, khách sạn… thanh toán bằng thẻ tín dụng nhưng phí chuyển đổi ngoại tệ khá cao, khoảng 4%. Trong khi các loại phí phạt thẻ tín dụng cũng không hề rẻ. Chỉ cần chủ thẻ đóng tiền trễ 1 ngày sẽ tự động bị trừ tiền phạt mà không nhận được thông báo, tin nhắn nhắc nhở của NH.
"Có lần tôi chuyển khoản qua Internet Banking để đóng tiền vào buổi tối của ngày đến hạn, sáng hôm sau NH nhận được nhưng vẫn âm thầm thu phí trễ hạn của tôi tới 300.000 đồng" - chị Châu nói.
Khi giao dịch tại quầy, có nhiều loại phí dịch vụ phát sinh không phải khách hàng nào cũng biết hoặc tìm hiểu kỹ trong khi lại không được nhân viên NH tư vấn cụ thể. Đơn cử, chị Võ Thị Ngọc cho biết vài ngày trước, chị cần chuyển 30 triệu đồng cho người quen trong cùng hệ thống. Tài khoản của chị lúc đó chỉ còn 20 triệu đồng, nếu nộp thêm 10 triệu đồng tiền mặt cho đủ rồi chuyển sẽ tốn phí nhiều hơn việc chị rút toàn bộ 20 triệu đồng ra rồi… nộp tiền mặt vào tài khoản người khác.
"Mỗi NH có biểu phí khác nhau, mức phí khác nhau nhưng không phải khách hàng nào cũng biết rõ và tìm hiểu kỹ nên cứ như "ma trận" phí. Không ít lần tôi bức xúc vì trả phí xong mới biết nếu sử dụng dịch vụ khác sẽ có mức phí thấp hơn" - chị Ngọc bộc bạch.
Theo quy định của NH Nhà nước, mỗi NH đều phải công khai niêm yết các loại phí dịch vụ trên website của NH hoặc tại chi nhánh, phòng giao dịch cho khách hàng rõ. Nhưng mỗi NH có hàng chục biểu phí khác nhau nên không phải khách hàng nào cũng biết. Chẳng hạn, chỉ tính riêng biểu phí dịch vụ rút gọn cho thẻ ATM của NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), đã có hàng loạt phí như phát hành và chuyển đổi hạng thẻ thông thường, phát hành nhanh, quản lý tài khoản thẻ theo tháng, phát hành lại thẻ, cấp mã PIN, vấn tin và in sao kê giao dịch thẻ, rút tiền mặt, chuyển khoản, tra soát khiếu nại, chuyển khoản liên NH…
Đại diện Vụ Thanh toán NH Nhà nước cho biết tương ứng với mỗi sản phẩm dịch vụ mới NH thương mại tính toán, xác định loại, mức phí phù hợp trên cơ sở cân đối chi phí bỏ ra để cung ứng dịch vụ và phù hợp từng đối tượng khách hàng.
Theo đó, khách hàng chỉ phải trả phí cho dịch vụ mình sử dụng. Chẳng hạn, với phí dịch vụ thẻ ATM gồm các loại phí: phát hành thẻ, thường niên, rút tiền mặt, chuyển khoản, sao kê… Hiện các NH đầu tư hệ thống ATM khoảng 400-600 triệu đồng/máy, cùng với chi phí lắp đặt, bảo trì, an ninh nên việc thu phí nhằm bù đắp chi phí đầu tư là cần thiết.
1. Khi nào bạn cần đáo hạnngân hàng:
Bạn đang có
khoản vay ngắn hạn 3, 6, 9, 12 tháng. Tới ngày đáo hạn cần phải nộp
tiền vào tài khoản để được giải ngân lại để vay tiền ngân hàng.
2. Khi nào
bạn cần giải chấp:
Bạn đang vay
tại một ngân hàng, bạn muốn vay thêm tại ngân hàng đang vay hoặc ngân hàng
khác, chúng tôi sẽ giải chấp khoản vay lấy hồ sơ sang ngân hàng khác để vay với
mức vay lãi thấp hơn, thời gian vay dài hơn (nên tới 25
năm), lấy thêm vốn làm ăn…..
3. Quy trình thực hiện giúp
khách hàng giải chấp đáo hạn ngân hàng
·
Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng (theo mẫu của từng ngân hàng)
·
CMND /Hộ chiếu, Hộ khẩu /KT3, Giấy đăng ký kết hôn /xác nhận độc
thân…của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh
·
Đối với cá nhân: Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động,
Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh…của người
vay và người cùng trả nợ.
·
Đối với doanh nghiệp : Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập
DNTN…
·
Hợp đồng tín dụng khoản vay cũ/mới
·
Hợp đồng vay tiền giải chấp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét