Việc đảo nợ xét về khía cạnh tích cực là hoạt động cần thiết trong nghiệp vụ cho vay giả chấp đáo hạn của ngân hàng, bởi nó giúp cả ngân hàng và khách hàng cùng cân đối được hoạt động và xử lý khoản vay phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng.
Vậy mà sau thời gian rất dài, đến nay, quy định pháp luật về đảo nợ mới bắt đầu rõ ràng hơn nhờ Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Thông tư này quy định về hoạt động cho vay gải chấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Gần 20 năm hoang mang về pháp lý “đảo nợ”
Nhìn lại lịch sử quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, cụm từ “đảo nợ” đã được nhắc đến trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, tại Khoản 4, Điều 54 về “Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định, “Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Tuy nhiên, bao năm nay, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định rõ ràng về đảo nợ. Ngay cả Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và các quyết định, thông tư sửa đổi, bổ sung quy định này cũng chỉ ghi nhận nguyên tắc: “Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt.
Thực tế, đảo nợ vẫn chưa có cơ sở pháp lý, thậm chí còn không có định nghĩa về “đảo nợ”. Ngành ngân hàng chỉ “ngầm” hiểu rằng, đảo nợ là cho vay nợ mới để trả nợ cũ.
Có khá nhiều lý do để ngân hàng chấp nhận cho khách hàng đảo nợ như: cho khách hàng vay mới để trả nợ cũ tại một ngân hàng để chuyển dư nợ của khách hàng đó về ngân hàng mình; cho vay để trả nợ lãi tại chính ngân hàng đó và sau đó, lãi cho vay được nhập vào nợ gốc của khách hàng; cho khách hàng có tình hình tài chính tốt vay dài hạn nhằm trả nợ cho những khoản vay ngắn hạn tại chính ngân hàng, với mục đích cơ cấu lại thời hạn của khoản vay; cho vay đảo nợ nhằm che giấu nợ xấu của khách hàng…
Suốt gần 20 năm, các tổ chức tín dụng vẫn luôn ở tình trạng hoang mang vì không có căn cứ pháp lý để xác định rõ rằng, đảo nợ được hay không được làm. Thực tế các tổ chức tín dụng vẫn thực hiện việc cho vay đảo nợ, nhưng không dám dùng trực tiếp từ “đảo nợ” và cũng phải rất thận trọng trong thực thi để tranh bị quy kết đang đảo nợ nhằm che giấu nợ xấu, vi phạm hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước tại một số công văn.
Hiện nay, Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã không còn xử phạt hành vi đảo nợ, nhưng không có nghĩa đã loại trừ nguy cơ tổ chức tín dụng có bị quy kết cho vay đảo nợ không theo quy định của pháp luật, hoặc đảo nợ nhằm che giấu nợ xấu khi khách hàng sau đó mất khả năng trả nợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét